Gia cố nút cho bài toán mỏi

Discussion in 'DATN chuyên ngành - Graduation Course Offshore' started by kapino, Dec 2, 2015.

  1. kapino

    kapino New Member

    Joined:
    Nov 17, 2013
    Messages:
    7
    Likes Received:
    0
    Trophy Points:
    1
    Em đang làm đồ án tốt nghiệp đề tài về mỏi giàn STT PIP. Phần gia cường nút cho bài toán mỏi em không tìm được tài liệu. Anh, chị nào có tài liệu phần này cho em xin với ? :(
    Mong ac giúp đỡ. Cảm ơn
     
  2. hoangtu

    hoangtu Moderators Staff Member

    Joined:
    May 20, 2012
    Messages:
    680
    Likes Received:
    46
    Trophy Points:
    28
    Gia cường nút để giảm thiếu tuổi thọ mỏi kết cấu hiện có 03 biện pháp thường áp dụng bao gồm:
    1. Tăng bề dầy nút hoặc đường kính ống, giảm ứng suất tập trung
    2. Tăng cứng bằng các interal ring và external ring, giảm ứng suất tập trụng và điệu chỉnh hệ số SCF
    3. Sử dụng các công cụ weld profile để kiểm soát chất lượng mối hàn
    Tài liệu về các biện pháp trên có thể tìm hiểu ở manual của Sacs và các tiểu chuẩn API, DNV liên quan kết hợp với cả bảng tính dưới đây.
    SCF-1.jpg
     

    Attached Files:

    DuLiYui and RockStorm like this.
  3. kapino

    kapino New Member

    Joined:
    Nov 17, 2013
    Messages:
    7
    Likes Received:
    0
    Trophy Points:
    1
    Cảm ơn anh "hoangtu". Em đang dùng "Ring stiffener" để thiết kế gia cường nút. Đọc trong API RP 2A thì toàn miêu tả bằng lý thuyết nhưng không có công thức tính toán. Anh có tài liệu tính toán chi tiết thì cho em xin với?
     
  4. hoangtu

    hoangtu Moderators Staff Member

    Joined:
    May 20, 2012
    Messages:
    680
    Likes Received:
    46
    Trophy Points:
    28
  5. kapino

    kapino New Member

    Joined:
    Nov 17, 2013
    Messages:
    7
    Likes Received:
    0
    Trophy Points:
    1
    Thanks anh rất nhiều ;)
     
  6. hoangtu

    hoangtu Moderators Staff Member

    Joined:
    May 20, 2012
    Messages:
    680
    Likes Received:
    46
    Trophy Points:
    28
    Tích vào Icon "thích" để ae tích điểm nhé :D
     
  7. kapino

    kapino New Member

    Joined:
    Nov 17, 2013
    Messages:
    7
    Likes Received:
    0
    Trophy Points:
    1
    Anh cho em hỏi chút tại sao trong tài liệu và ghi chú thì lấy max SCF ratio của chord và brace tại sao trong bảng tính lại lấy min (em chú thích trong hình bên dưới). vả lại gia cường rồi soa SCF ratio vẫn lớn hơn 1 và có công thức tính SCF ratio cc (vd: nút chữ K trường hợp single axial load: SCF ratio cc = 1.2*beta^0.3) chỉ phụ thuộc vào mỗi hình dạng của ống chord và brace chứ không liên quan gì tới gia cường (công thức này em tính thường lớn hơn 1)
     

    Attached Files:

    • 123.jpg
      123.jpg
      File size:
      99.9 KB
      Views:
      5
  8. real-07

    real-07 Member

    Joined:
    Sep 7, 2012
    Messages:
    386
    Likes Received:
    10
    Trophy Points:
    18
    Trong bảng tính ghi chú là giá trị Min có nghĩa là, các hệ số SCF sau khi tính lấy giá trị max và vẫn nhỏ hơn giá trị min yêu cẩu thì giá trị tính toán là đủ tốt để apply cho các nút khi phân tích mỏi.

    Hệ số SCF là hệ số tập trung ứng suất tại nút của bài toán mỏi, chứ không phải hệ số Unity check của member mà cần nhỏ hơn 1.

    Sau khi tính toán được hệ số này rồi thì update lại vào file fatigue input để kiểm tra mỏi tại nút, kết quả là sẽ tăng đáng kể tuổi thọ mỏi tại nút được hiệu chỉnh số SCF.

    Bạn đọc kỹ bảng tính nhé, trong các số liệu đầu vào có kể tới số thanh tăng cứng (stiffner), có nghĩa là có kể tới ảnh hưởng của sự gia cường vào hệ số SFC.
     
    kapino likes this.
  9. kapino

    kapino New Member

    Joined:
    Nov 17, 2013
    Messages:
    7
    Likes Received:
    0
    Trophy Points:
    1
    Có anh nào biết weld profile gồm mấy loại và đặc điểm của các loại không ạ???
     
  10. hoangtu

    hoangtu Moderators Staff Member

    Joined:
    May 20, 2012
    Messages:
    680
    Likes Received:
    46
    Trophy Points:
    28
    Weld profile gồm 03 loại chính:
    WJT1 – Welded joint with profile per 11.1.3d
    là dạng weld profile control trong đó kể tới việc mài nhẵn kết cấu sau khi hàn để giảm khả năng xuất hiện vết nứt
    WJT2 – Welded joint with weld toe burr grind
    là dạng weld profile control trong đó kể tới việc mài nhẵn kết cấu sau khi hàn tại vị trí chân mối hàn
    WJT3 – Welded joint with hammer peening
    là dạng weld profile control trong đó kể tới việc mài nhẵn kết cấu sau khi hàn bằng búa
    Ngoài ra còn nhiều lựa chọn khác bạn có thể tham khảo them trong hình ảnh dưới đây
    Fatigue.png
     
    kapino likes this.

Share This Page