Dear ACE, Ảnh đính kèm là một panel chân đế của kết cấu jacket đang trong giai đoạn roll-up đấu nối. Tuy nhiên nhìn ảnh mới chợt nghĩ ra một ý liên quan cách sơn mầu. ACE từng tham gia thi công, thiết kế xin chia sẽ: 1/ Việc chỉ sơn màu vàng phía trên (MSL) mà không phải là toàn bộ kết cấu có lợi gì? 2/ Nếu so sánh giữa protection bằng Sơn và bằng Cathodic, AE sẽ chọn phương án nào sau đây: a- Chỉ dùng sơn b- Chỉ dùng cathodic c- Kết hợp cả hai thứ trên (như đang áp dụng cho panel ở hình)? Hình 1: Roll-up panel
1, Hai phương pháp chống ăn mòn cơ bản cho CTB là Coating (dùng sơn) và Cathodic protection (mà Anode là một dạng hay dùng). Nếu dùng Anode để chống ăn mòn thì về bản chất là chống ăn mòn điện hóa nên phải đặt trong dung môi. Vì vậy chỉ những phần kết cấu dưới nước thì mới sử dụng chống ăn mòn bằng Cathodic protection (mà Anode là một dạng) được. Vì thế thông thường từ vùng dao động sóng (splash zone) trở lên người ta thường chống ăn mòn bằng Coating (sơn phủ là một trường hợp). Còn lại phần từ splash zone trở xuống thì dùng Cathodic protection mà anode là một phương án. 2, Thông thường thì việc chống ăn mòn cho kết cấu CTB thường áp dụng như ý 1, (từ splash zone trở lên dùng sơn và dứoi là dùng Cathodic protection). Tuy nhiên cũng có trường hợp kết hợp cả hai biện pháp chống ăn mòn trên (như chống ăn mòn cho thân tàu, cho Stinger của tàu dải ống, thậm chí là cả chân đế). Trong các qui phạm/guideline về tính ăn mòn cũng có hệ số khi tính chống ăn mòn bằng Cathodic protection và kể tới các lớp đã sơn phủ, hệ số fc trong DnV B401 là một ví dụ. have fun