Tìm hiểu khả năng đóng tàu chiến của Việt Nam

Thảo luận trong 'Chuyên ngành Offshore' bắt đầu bởi NoName, 8/11/14.

  1. NoName

    NoName Member

    Tham gia ngày:
    20/7/12
    Bài viết:
    637
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Trong mục Focus Today của đài truyền hình Trung Quốc (TQ) kênh tiếng Anh CCTV-4, phát hình ngày 14/5/2012, các phân tích gia gồm có ông Mạnh Tường Thanh, giáo sư tại Học viện Quốc phòng Quốc gia, và ông Dương Khê Ngư, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế của TQ đã bình luận về việc Việt Nam xây dựng sức mạnh hải quân để đối đầu với TQ trong tranh chấp ở quần đảo Trường Sa.

    Theo giáo sư Mạnh Tường Thanh nhận xét Việt Nam đang xây dựng một hạm đội ở Nam Sa (Việt Nam gọi là Trường Sa), 6 chiến hạm Gepard 3.9 và 6 tàu ngầm Kilo 636 của Nga với mục đích đối phó với mối đe dọa của tàu sân bay TQ. Động thái này cho thấy Việt Nam đang chuyển trọng tâm xây dựng sức mạnh quân sự từ bộ binh sang hải quân kể từ khi bước sang thế kỷ mới, nhằm mục đích là bảo vệ những lợi ích mà nước này có được trong việc chiếm đóng một số hòn đảo thuộc Trường Sa.

    Ông Dương Khê Ngư, nói rằng một số động thái gần đây của Việt Nam để khẳng định chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, mặc dù Việt Nam chiếm đóng nhiều đảo nhất ở Trường Sa nhưng VN cũng không có sự kiểm soát với khu vực này trên thực tế bởi vì họ không thực hiện được quyền tài phán đối với hòn đảo lớn nhất khu vực. Do đó “Việt Nam đặt mục tiêu cho việc tăng cường lực lượng hải quân của họ là giành lấy Trường Sa trước năm 2050” và “Chắc chắn Việt Nam sẽ lợi dụng việc Đài Loan và đại lục đang nằm dưới sự quảng lý riêng rẽ để giành lấy hòn đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là đảo Ba Bình) lớn nhất trong quần đảo Trường Sa hiện do Đài Loan quảng lý khi có cơ hội”. Ông Dương Khê Ngư kêu gọi nhân dân Trung Hoa ở hai bờ eo biển Đài Loan nên cảnh giác cao độ trước tham vọng của Việt Nam ngay cả khi Việt Nam đang tự đề cao quá mức sức mạnh quân sự của mình cho một chiến dịch như thế.

    Hai chuyên gia nghiên cứu quốc phòng của TQ là ông Mạnh và ông Dương đều nhận định quan ngại trước nỗ lực tăng cường hiện đại hóa và phát triển hải quân của Việt Nam trong thời gian gần đây. Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo, trình độ công nghiệp quốc phòng không cao, nhưng tại sao người TQ phải quan ngại?

    Các chiến hạm trong lực lượng chủ lực của hải quân Việt Nam hiện nay gồm có một số khu trục hạm Gepard 3.9, các tàu tuần tra tên lửa cao tốc Molnya Project 1241.8, các pháo hạm Svetlyak Project 1241.2 được xem là hiện đại nhất mua của Nga và một số khác thuộc thế hệ củ. Lực lượng này so với hạm đội Nam Hải của hải quân TQ thì quá nhỏ bé. Nhưng hải quân Việt Nam đang ráo riết tăng cường phát triển lực lượng tàu chiến mà nhà nghiên cứu Dương Khê Ngư cảnh báo trong vài thập niên tới sẽ là một đối thủ đáng kể của TQ tại biển Đông, trong mưu đồ “tranh giành Trường Sa với TQ và đánh chiếm đảo Ba Bình trong tay của Đài Loan khi có cơ hội”. Muốn phát triển một hạm đội hùng mạnh có thể đối đầu với hải quân TQ như thế cần đến nhiều yếu tố: khả năng ngân sách quốc phòng, khả năng công nghệ quốc phòng, nguồn cung cấp trang thiết bị kỹ thuật cao mà Việt Nam chưa tự chủ sản xuất được. Có trong tay nhiều chiến hạm hiện đại trang bị tối tân còn cần phải đào tạo số lượng lớn Sĩ quan và thủy thủ đoàn tinh nhuệ là một công tác khó khăn, vì đây cần các nhân sự có trình độ để sử dụng khí tài kỹ thuật tân tiến như rada có độ phân tích cao để phát hiện phi cơ hay tàu chiến tàng hình, hệ thống tích hợp chiến đấu, hệ thống điện tử nhiễu sóng và chống nhiễu sóng, v. v.. Điều này VN có làm được không? Đó là một đề tài lớn.

    Trong phạm vi bài viết chúng ta hãy quan sát riêng về khía cạnh khả năng đóng tàu chiến của Việt Nam. Tin tức liên quan đến vấn đề này không nhiều, hơn nữa Việt Nam không có phổ biến rộng rãi vì đó có liên quan đến vấn đề bí mật quốc phòng, chỉ một ít được công bố qua truyền thông trong nước và các tin tức từ các viện nghiên cứu quốc tế hay từ các công ty cung cấp vũ khí nước ngoài. Tuy nhiên, mặc dù sự kiện không đầy đủ nhưng chúng ta cũng có thể hình dung được phần nào công nghiệp đóng tàu chiến của Việt Nam hiện nay và dự đoán như thế nào trong thời gian sắp tới.

    Thường thì tùy theo chiến lược quân sự người ta mới quyết định trang thiết bị vũ khí hay khí tài như thế nào cho phù hợp đối với nhu cầu của lực lượng quân đội. Hải quân Việt Nam xây dựng trên căn bản phòng thủ nhiều hơn là tấn công, nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư trường và tài nguyên dầu khí dưới lòng biển. Phòng chống lại một cuộc chiến tranh chớp nhoáng, đặt sự việc là “chuyện đã rồi” như TQ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, và các đảo ở Trường Sa năm 1988. Theo chiến lược mới của hải quân Việt Nam là đang từng bước xây dựng theo hướng tinh gọn, cơ động, linh hoạt cao và hỏa lực mạnh, phù hợp với khả năng ngân sách quốc phòng. Hải quân Việt Nam đi thẳng lên hiện đại hóa, mua sắm các chiến hạm hiện đại nhất đều do Nga cung cấp, có những đặc điểm tốc độ cao, hỏa lực mạnh, trang bị rada và hệ thống chiến đấu tích hợp tân tiến, giá cả tương đối cũng vừa túi tiền của một nước nghèo như Việt Nam. Một ưu điểm trong việc mua sắm đó, đối tác cung cấp sẽ chuyển giao công nghệ sau một vài hợp đồng để Việt Nam tự đóng trong nước, tất nhiên các chiến hạm này có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với mua của nước ngoài. Từ đó Viện nghiên cứu Công nghệ Quốc phòng Việt Nam tiếp cận được với công nghệ đóng tàu chiến hiện đại để học hỏi kinh nghiệm áp dụng trong kế hoạch phát triển hải quân trong tương lai.

    Lực lượng tàu chiến là 1 trong số các lực lượng bảo vệ biển đảo như tên lửa phòng thủ bờ biển, không quân-hải quân, tàu chiến mặt nước và tàu ngầm. Phát triển tàu chiến mặt nước là trọng tâm lớn đối với quốc phòng Việt Nam, để đối đầu với 3 mủi nhọn giáp công xâm lược của TQ. 1)- Bắt đầu từ năm 2009, ngư dân TQ được chính quyền hổ trợ đông đảo xâm nhập hải phận và lấn lướt ngư dân Việt Nam đang hành nghề trong ngư trường truyền thống tại khu vực thuộc đặc quyền kinh tế của mình. 2)- Tàu Hải giám và Ngư chính tràn ngập biển Đông, cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu khảo sát VN ngay cả trong vùng biển thuộc chủ quyền của VN theo luật pháp quốc tế, đâm chìm tàu cá, thậm chí còn xả súng gây thương vong ngư dân Việt Nam. 3)- Hạm đội Nam hải ngang nhiên đưa chiến hạm thao diễn bắn đạn thật trong vùng biển tranh chấp. Nếu Việt Nam không có khả năng giải quyết vấn nạn này thì về lâu về dài mặc nhiên TQ xem như biển Đông là ao nhà của họ. Bộ quốc phòng VN có sách lược đối trọng với “3 mủi giáp công” của TQ trên biển Đông: Thành lập “lực lượng dân quân biển” để đối phó với những ngư dân TQ hung hăng như bọn cướp biển mà báo chí gọi là “những tên lính xung kích tiền phong của TQ tại biển Đông”; Tăng cường lực lượng cảnh sát biển, các tàu khảo sát, và tàu nghiên cứu thuộc bộ tư lệnh hải quân, đương đầu với lực lượng hùng hậu của tàu Hải giám và Ngư chính. Sau cùng là tăng cường chiến hạm hiện đại để bảo đảm rằng: quân xâm lược nào muốn đánh chiếm biển đảo của VN là phải trả một giá đắt.

    Đóng tàu choLực lượng dân quân biển”:
    Khởi đầu từ đầu năm 2012, VN lập thí điểm “Lực lượng dân quân biển” gồm 1 trung đội dân quân được thành lập tại Đà Nẵng, hổ trợ cho ngư dân đánh cá vùng biển Hoàng Sa. Hai trung đội tại tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang, hổ trợ cho ngư dân đánh cá vùng biển Trường Sa. Mỗi trung đội trang bị 4 tàu đánh cá võ thép có trọng tải khoảng trên dưới 50 tấn. Theo nguồn tin báo chí trong nước không nói rỏ các tàu của Dân quân biển được trang bị vũ khí như thế nào? Một thí điểm khác, ngư dân huyện đảo Lý Sơn, chính quyền trung ương có kế hoạch hổ trợ tài chánh để cải thiện phương tiện hành nghề đánh cá mà ngư dân VN còn yếu thế hơn ngư dân TQ. Chính quyền huyện đảo Lý Sơn đã ký hợp đồng với công ty Vinashin đóng 20 tàu đánh cá võ thép có trọng tải lớn từ 100 đến 150 tấn, trang bị động cơ và các thiết bị hiện đại để phát triển ngành nghề, có thể cạnh tranh mạnh mẽ với tàu đánh cá nước ngoài. Sau các thí điểm này, rút tỉa kinh nghiệm để áp dụng trên toàn quốc “lực lượng dân quân biển” sẽ trở thành lực lượng hổ trợ trong công tác bảo vệ tài nguyên biển và xác định chủ quyền biển đảo, bên cạnh CSB và hải quân.

    Đóng tàu cho lực lượng Cảnh sát biển (CSB) và chuyên dụng:


    Lực lượng CSB có nhiệm vụ tuần tra, cứu nạn, cứu hộ, thực thi luật pháp trên biển đối với tàu nước ngoài xâm nhập trái phép, chống buôn lậu, cướp biển, bảo vệ ngư dân và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

    Tàu tuần tra cao tốc,


    CSB đã được trang bị một số tàu đóng mới do các xưởng đóng tàu nội địa. Do Viện kỹ thuật hải quân thiết kế gồm các loại tàu cao tốc nhỏ tuần tra trên sông, và các tàu cao tốc tuần tra ven biển nhỏ TT-120 và TT-200, có trọng tải 120 tấn và 200 tấn. Tàu tuần tra cao tốc TT-200 có thể hoạt động trong điều kiện sóng cấp 7 và 8, tầm hoạt động là 1.800 hải lý.​
    [​IMG]
    Tàu tuần tra cao tốc TT-200 của CSB Việt Nam

    Tàu tuần tra loại TT-400, là loại pháo hạm TT-400-TP biên chế cho hải quân, do Ukraina thiết kế sơ bộ. Một biến thể đơn giản hơn là thay đổi hệ thống vũ khí và các thiết bị liên quan để trang bị cho CSB, có trọng tải 400 tấn, dài 54.16 m, rộng 9.16 m, tốc độ 32 hải lý/giờ, có thể hoạt động trong điều kiện gió cấp 10 hoặc sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý. Ngay từ đầu năm 2012, nhà máy đóng tàu Hồng Hà ở Hải Phòng (nhà máy Z173), khởi công đóng một loạt 3 chiếc. Các vũ khí trang bị cho các tàu CSB như súng máy 12.7 mm hay 14.5 mm (một nòng hoặc nòng kép) đều do VN chế tạo.

    Tàu tuần tra biển DN-2000, do công ty Damen (Hà Lan) chuyển giao công nghệ. Từ tháng 1-2011, bắt đầu khởi công từ hợp đồng đóng 2 chiếc đầu tiên tại nhà máy Sông Thu, Đà Nẵng. Tàu có chiều dài 90 m, rộng 14 m, trọng tải 2.400 tấn, tốc độ 21 hải lý/giờ, hoạt động được trong điều kiện gió cấp 12, tầm hoạt động lên đến 5.000 hải lý. Trang bị vũ khí gồm pháo và súng máy (theo nguồn tin thì không nói rỏ là loại súng gi? kích cỡ nào?). Phía đuôi tàu có sân đáp cho 1 chiếc trực thăng, loại EC-225 dành cho CSB hoặc loại Ka-27/28 nếu loại tàu này biên chế cho hải quân. Sẽ cho hạ thủy chiếc đầu tiên vào trung tuần tháng 7 năm nay 2012.​
    [​IMG]
    Tàu tuần tra biển DN-2000 của CSB Việt Nam

    Tàu kéo cứu nạn 3500-CV, được thiết kế cho nhiệm vụ cứu nạn, cứu hỏa, khắc phục sự kiện tràn dầu trên biển. CSB đã được trang bị 3 tàu kéo loại này, tàu dài 45.7 m. Dự kiến sẽ giao chiếc thứ 4 cho CSB vào cuối năm 2012, tàu dài 52 m, trọng tải 1.400 tấn, cũng do nhà máy Sông Thu, Đà Nẵng đóng.

    Tàu khảo sát đại dương và đo đạt. Tập đoàn tàu thủy Damen (Hà Lan) từng cung cấp một số dự án tàu hổ trợ cho hải quân VN, ngày 24/11/2011, nhà máy đóng tàu Z189 (thuộc bộ quốc phòng), đã bàn giao cho hải quân VN tàu HMS 6613, mang tên Giáo sư Trần Đại Nghĩa, và sẽ tiếp tục chuyển giao chiếc thứ hai trong năm 2014. Tàu có chiều dài 66.35 m, rộng 13.20 m, trọng tải 1.550 tấn, trang bị nhiều máy móc hiện đại, tầm hoạt động 5.000 hải lý.

    Tàu chuyên dụng và hậu cần, gần đây nhà máy đóng tàu Z189 cũng đã chuyển giao 2 chiếc tàu cho hải quân VN, trọng tải mỗi chiếc 2.050 tấn. Chiếc thứ nhất thiết kế theo loại vận tải hạm là chiếc HQ 571, mang tên Trường Sa. Chiếc thứ hai biến thể của chiếc thứ nhất có thiết kế cho loại tàu bệnh viện.​
    [​IMG]
    Tàu vận tải hải quân Trường Sa HQ 571​
    Theo kế hoạch của bộ quốc phòng Việt Nam sẽ đóng số lượng lớn các loại tàu TT-400, DN-2000 cho CSB và hải quân, cũng như các loại tàu hổ trợ khác cho hải quân có trọng tải từ 1.500 đến 2.500 tấn. Tuy nhiên nguồn tin không nói rỏ các chi tiết.

    Đóng tàu chiến cho lực lượng hải quân


    Tàu pháo tuần tra TT-400-TP, có các thông số tương tự tàu tuần tra TT-400 đóng cho CSB, nhưng vũ khí trang bị mạnh mẽ và hệ thống điều khiển tự động: gồm 1 pháo 76 mm AK-176, tốc độ bắn 120 phát/phút. Một hệ thống pháo tự động 6 nòng 30 mm, AK-630 tốc độ 5.000 phát/phut, có thể trang bị biến thể của tên lửa đối không tầm ngắn Igla (định danh NATO là SA-N-10) cùng các hệ thống rada kiểm soát hỏa lực MR-123-02 Bagina, rada phát hiện mục tiêu trên không và rada định vị. Đã chuyển giao cho hải quân 2 chiếc, có khả năng hoàn thành 2 chiếc khác vào cuối năm nay 2012, theo kế hoạch còn tiếp tục đóng thêm một số nữa, do công ty Hồng Hà ở Hải Phòng đóng.

    Tàu tên lửa cao tốc MolnyaProject 1241.8, sau khi hoàn tất hợp đồng mua 2 chiếc Molnya đóng tại Nga hồi năm 2010, công ty đóng tàu Vympel tại St Petersburg chuyển giao dây chuyền sản xuất cho VN để tự đóng loại tàu tên lửa cao tốc này cho nhà máy đóng tàu Ba-Son, thuộc thành phố HCM. Theo kế hoạch VN sẽ đóng thêm 8 chiếc nữa từ nay cho đến năm 2016, dưới sự giám sát kỹ thuật của chuyên viên Nga. Tính trung bình mỗi năm cho hạ thủy 2 chiếc. Trang bị hỏa lực khá mạnh gồm 1 pháo 76 mm AK-176; 4 dàn phóng tên lửa mỗi dàn 4 ống phóng gồm 16 tên lửa chống hạm Kh-35E, tốc độ cận âm 0.9 Mach, tầm bắn 130 km (loại tên lửa này Nga chuyển giao công nghệ cho VN tự sản xuất để trang bị cho các tàu chiến); và 16 tên lửa phòng không, pháo AK-630. Trọng tải 500 tấn, tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ.

    Khu trục hạm Gepard 3.9, hiện hải quân VN sở hữu 2 chiến hạm loại này là thế hệ tàu mới nhất của nhà máy Zelenodolsk của Nga là 2 chiếc Đinh Tiên Hoàng HQ-011 và Lý Thái Tổ HQ-012. Tàu dài 102 m, trọng tãi 2100 tấn, tốc độ 28 hải lý/giờ, tầm hoạt động 5.000 hải lý. Trang bị vũ khí gồm 1 pháo 76.2 mm AK-176, hai hệ thống tên lửa phòng không có điều khiển Mistral, một hệ thống pháo phòng không cao tốc Palma 30 mm AK-630, hai súng máy 12.7 mm. Bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa đối hạm Kh-35E tầm bắn 130 km. Hai hệ thống phóng lôi x hai ống phóng 533 mm, 12 ống phóng Rocket chống tàu ngầm RBU-6000. Phía đuôi tàu có sân đáp cho trực thăng Ka-28 ASW. Gepard 3.9 được sử dụng công nghệ tàng hình (Stealth Technology) giúp tàu hiện diện tối thiểu trên màn hình rada của đối phương. Sau hợp đồng VN đặt mua thêm 2 chiếc Gepard 3.9 chiếc thứ 3 và 4 này, Nga sẽ chuyển giao công nghệ để VN tiếp tục đóng thêm những chiếc khác.​
    [​IMG]
    Khu trục hạm Gepard 3.9 (HQ-11 Đinh Tiên Hoàng)

    Tàu hộ tống Sigma, báo Hà Lan cho biết VN dự định mua 4 tàu Sigma loại nhỏ trọng tải 1692 tấn, dài 91 m, rộng 13 m, tốc độ 28 hải lý/giờ. Tầm hoạt động 3.600 hải lý. Trang bị vũ khí gồm 1 pháo 76 mm, 2 đại bác 20 mm, hệ thống phóng ngư lôi chống ngầm, hai hệ thống tên lửa phòng không có điều khiển Mistral, 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block-2. Công nghệ Sewalth Technology được áp dụng có thể làm mất dấu trên màn hình Rada của đối phương. Hai chiếc được đóng tại nhà máy Schelde ở Vlissngen, thuộc tập đoàn đóng tàu Damen, Hà Lan và 2 chiếc sẽ được đóng tại VN. Được biết tập đoàn Damen có liên doanh với VN tại 4 nhà máy đóng tàu gồm các nhà máy đóng tàu: Hồng Hà (nhà máy Z173) và nhà máy Sông Cấm ở Hải Phòng; Nhà máy Sông Thu và nhà máy Z189 tại Đà Nẵng.

    Xưởng đóng tàu X52. Ngày 31 tháng 5 năm 2012, Bộ tư lệnh hải quân khởi công xây dựng nhà máy đóng tàu X52 tại quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Là một cơ xưởng đóng mới và sửa chửa tàu chiến lớn nhất từ trước tới nay của hải quân, có nhiệm vụ sửa chửa tàu chiến cho hải quân khu vực miền Trung và Trường Sa. Ngoài ra nhà máy còn liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài sửa chửa tàu thuyền quân sự cũng như dân sự. Nhà máy Z52 đánh dấu bước phát triển mới của quân chủng hải quân. Triển khai lợi thế của khu vực trong việc phát triển công nghiệp đóng và sửa chửa tàu biển cỡ lớn, góp phần thực hiện trong mục tiêu hội nhập quốc tế của ngành công nghiệp đóng và sửa chửa tàu biển của VN.​
    Hải quân VN có kế hoạch đóng các tàu đổ bộ theo tiêu chuẩn hiện đại để theo kịp các nước trong khu vực ASEAN, nhưng không rỏ số lượng và kích cỡ như thế nào? Theo chiến thuật đổ bộ mới của hải quân các nước tiên tiến là trang bị cho hải quân tàu đổ bộ mang trực thăng, loại tàu này hiệu quả hơn so với tàu đổ bộ chỉ mang chiến xa trong một cuộc đổ bộ. Thí vụ như nhanh chóng chuyển quân vào bờ, uy lực vũ khí của trực thăng mạnh và linh hoạt hơn là của chiến xa khi đổ bộ. Hiện nay Thái Lan có 6 tàu đổ bộ chở thiết giáp trọng tải 3.000 tấn, đang đặt đóng 1 tàu đổ bộ mới khoảng 6.000-7.000 tấn. Indonesia sở hữu 2 tàu đổ bộ Kamassar trọng tải 7.300 tấn mua của Hàn Quốc, đang đóng 1 tàu sân bay trực thăng đổ bộ khổng lồ dài 190 m, trọng tải lên đến 35.000 tấn. Trong khi đó TQ có 4 tàu đổ bộ 18.000 tấn Type-071 (không kể các loại tàu đổ bộ chiến xa loại củ và nhỏ hơn). Tháng 5/2012 vừa qua TQ cho hạ thủy chiếc tàu đổ bộ thứ 5 trọng tải trên 20.000 tấn Type-081. Chắc chắn VN có tham vọng chạy đua với các nước lân cận trong việc hiện đại hóa lực lượng hải quân. Trong tương lai gần, với sự trợ giúp về kỹ thuật của Nga và Hà Lan, VN có thể đóng các tàu khu trục, tàu hộ tống lớn hơn và tàu đổ bộ mang trực thăng.

    Ngoài ra, công nghiệp liên quan đến việc khai thác dầu khí trên biển, VN có khả năng đóng giàn khoan để tự khai thác các mỏ dầu trên thềm lục địa của mình như Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) đóng giàn khoan tự nâng Tam Đảo-3 cho Công ty Liên doanh Dầu khí Việt-Nga (VietSovPetro), vừa chuyển giao trong đầu tháng 5/2012. Tổng trọng lượng giàn khoan gần 12.000 tấn với chiều cao chân giàn 145 m, có thể hoạt động ở vùng nước sâu 90 m, hệ thống khoan sâu đến 6.100 m. Giàn được trang bị sân đáp cho trực thăng và có sức chịu đựng gió bão mạnh đến cấp 12.​
    [​IMG]
    Giàn khoan Tam Đảo 3​

    Trong lợi thế chiến lược hiện nay, VN được sự giúp đỡ của Ấn Độ và Nga trong việc xây dựng bến cảng, cơ xưởng đóng và sửa chửa tàu chiến; Hà Lan là quốc gia có hợp tác liên doanh 4 nhà máy đóng tàu tại VN; Nhật bản cũng vừa tích cực trợ giúp phát triển CSB của 3 nước: Việt Nam, Indonesia và Philipines. (Nhật đã dùng chương trình viện trợ phát triển ODA giúp Philipines mua 10 tàu tuần tra Mihashi có trọng tải 1.000 tấn, chiếc đầu tiên được chuyển giao trước cuối năm 2012 và do Nhật Bản cung cấp các tàu tuần tra này). Đầu năm 2012, Thủ tướng Nhật tuyên bố rằng Nhật Bản luôn sát cánh với VN, và sẵn sàng giúp VN phát triển thành 1 quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Ông cũng có lời khuyên là chính phủ VN muốn đạt được điều này thì phải thực hiện 3 điều: Cải tổ hệ thống công ty quốc doanh, chọn phương hướng phát triển ngành công nghiệp chiến lược thích hợp, và đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ cao.

    Mặc dù VN có nhiều lợi thế để phát triển hải quân, nhưng theo nhận xét của nhà nghiên cứu Dương Khê Ngư thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế của TQ là “VN đặt mục tiêu cho việc tăng cường lực lượng hải quân của họ là giành lấy Trường Sa trước năm 2050” và “Chắc chắn Việt Nam sẽ lợi dụng việc Đài Loan và đại lục đang nằm dưới sự quảng lý riêng rẽ để giành lấy hòn đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là đảo Ba Bình) lớn nhất trong quần đảo Trường Sa hiện do Đài Loan quảng lý khi có cơ hội”. Giã sử, việc VN có đánh chiếm lại một phần lãnh thổ (biển đảo) của tổ quốc bị lọt vào tay ngoại bang xâm chiếm đó là chuyện đương nhiên. Nhưng cái khả năng hải quân VN có thể chống trả với hải quân TQ trong tương lai gần là không thể, lực lượng tàu chiến của VN hiện tại chỉ bằng 1/5 hạm độ Nam Hải của TQ. Còn lực lượng hải quân VN như thế nào đến trước năm 2050 thì có vẻ mơ hồ, không có sự kiện nào để dựa vào đó mà suy đoán là lực lượng hải quân VN sẽ hùng mạnh có thể đương đầu với hải quân TQ cho dù đến thời điểm đó, vì hải quân TQ khi ấy đã phát triển tới đâu rồi? Có lẽ ông Dương Khê Ngư đưa ra lời bình luận này trong bối cảnh tình hình biển Đông đang có nhiều căng thẳng, nhằm tác động người dân TQ ủng hộ cho chủ trương dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ vùng biển mà TQ tự vẽ đường lưỡi bò rồi tự tuyên bố là họ “có chủ quyền không thể tranh cãi” theo chủ trương của đám tướng lãnh diều hâu hiếu chiến trong quân đội TQ.​
    Lê Hữu Uy -(Ghi chú: Tin tức và tài liệu tổng hợp, hình ảnh từ Google)
     

Chia sẻ trang này